Tranh cãi về đề xuất thu xe của người vi phạm giao thông    Tập thơ Chút Hương Cố Xứ - Thi sĩ Bùi Văn Cang    Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi    Xử phạt nặng hành vi bạo lực gia đình    Đến tháng 9/2015 cắt giảm số giờ tuân thủ về thuế còn 121,5 giờ/năm    Thoát tội vì người bán dâm là nam    
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 1
Luật sư than phiền vì không được gặp bị can

www.luatsutoancau.com

Thứ Năm, 28/11/2013 | 11:32

(PL&XH) - Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn đã làm dấy lên dư luận về vai trò của luật sự (LS) khi tham gia tố tụng, vậy mà việc LS bị gây khó dễ khi hành nghề vẫn đang diễn ra.


6 tháng LS chỉ được gặp bị can 1 lần

Ngày 21-5-2013, LS Nguyễn Minh Long (Cty luật TNHH Dragon, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) được CQĐT CA TP Hải Phòng cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bị can Phạm Đăng Hậu, SN 1990, trú tại thôn Liễu Điện, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, bị khởi tố về tội Giết người xảy ra tại xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng ngày 27-4-2013.

Sau đó, LS Long gửi công văn đề nghị Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng sắp xếp lịch để gặp gỡ, tiếp xúc bị can và giữa tháng 6-2013, LS Long được bố trí gặp bị can 1 lần. Từ sau lần gặp này, cho đến nay, đã gần nửa năm trôi qua, hàng loạt công văn xin gặp bị can, xin dự hỏi cung bị can được Cty luật TNHH Dragon gửi đi nhưng bặt vô âm tín. “Đây là vụ án nghiêm trọng, phức tạp, bị can bị truy tố về tội có khung hình phạt cao nhất. Khi nhận lời bào chữa, tôi thấy còn có nhiều tình tiết cần hỏi thân chủ để làm rõ. Thời hạn điều tra có hạn, việc lần lữa không gặp được bị can khiến tôi gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến quyền được bào chữa của bị can. Không lẽ trong 6 tháng qua, các ĐTV không hề lấy cung bị can Hậu, hay họ đã làm, mà quên mất luật qui định LS được quyền tham gia”, LS Long bức xúc.

Song song với việc gửi công văn đến Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng, LS Long gửi công văn đến Viện trưởng VKSND và Giám đốc CA TP Hải Phòng đề nghị can thiệp. Đồng thời, gọi điện “nhắc” các ĐTV trực tiếp phụ trách vụ án, nhưng hoặc ĐTV nói bận, chưa sắp xếp được, hoặc không nghe điện thoại… mà không hề giải thích bằng văn bản vì sao không bố trí cho LS gặp bị can. Ngày 28-10-2013, Thanh tra CA TP Hải Phòng có công văn cho biết, đã chuyển đơn đề nghị tới Trưởng phòng PC45, CATP Hải Phòng xem xét, nhưng đến nay cũng đã 1 tháng  trôi qua, Cty luật TNHH Dragon vẫn không nhận được phản hồi. 

Không thể “chờ đợi” được hơn, LS Long đã đề nghị thay đổi ĐTV đang phụ trách vụ việc của bị can Phạm Đăng Hậu. “Tôi có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ vì từ khi tôi được cấp giấy chứng nhận người bào chữa, ĐTV phụ trách đã cố ý cản trở không hợp tác, liên tục từ chối sự liên lạc, lấy nhiều lý do không phù hợp, không chính đáng để không sắp xếp cho tôi tiếp xúc với thân chủ”, LS Long cho biết.

LS phải đi tìm nơi thân chủ bị giam

Ban đầu, bị can Hậu bị giam ở trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng. Ngày 27-8-2013, gia đình bị can đến thăm thân thì mới được biết bị can đã được chuyển trại đi Bắc Giang từ ngày 21-8-2013. Vậy là, CA TP Hải Phòng đã chuyển nơi giam bị can một cách “bí mật”, không hề thông báo cho gia đình bị can, địa phương nơi bị can cư trú và LS được biết nơi bị can Hậu chuyển đến. 

Theo khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS, trong giai đoạn điều tra vụ án, LS có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; gặp người bị tạm giữ, gặp bị can đang bị tạm giam.

Cụ thể hơn quyền tham gia tố tụng của LS, Điều 7 Thông tư 70 qui định, LS được giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa, được thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can trước 24 giờ, trường hợp LS ở xa có thể thông báo trước 48 giờ. Đồng thời, khi LS có văn bản đề nghị cho gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì CQĐT làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để LS gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam; nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang khẳng định, sẽ xử lý nghiêm việc ép cung, bức cung, nhục hình; Viện trưởng VKSND TC Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND TC Trương Hòa Bình đều khẳng định một trong các biện pháp quan trọng để phòng tránh oan sai là tạo điều kiện cho LS tham gia tố tụng. Thế nhưng, vụ việc trên cho thấy, “khó như LS xin gặp bị can bị tạm giam” vẫn diễn ra…

Khoảng 6g sáng 27-4-2013, tại đầm Tây Thôn, giáp địa phận xã Liên Am và xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, người dân phát hiện một xác nam thanh niên khoảng 15-17 tuổi mặc quần đùi, áo cộc màu xanh chết trong tư thế nằm sấp, mặt úp xuống bờ sông, chân tay sõng soài…
Nạn nhân được xác định là em Nguyễn Văn Tâm, 16 tuổi, trú tại thôn Đông Nha, xã Liên Am, huyện Vĩnh Bảo. Kết quả khám nghiệm cho thấy, Tâm bị xiết cổ bằng dây côn, hai chân bị đánh gãy, có thể nạn nhân bị đánh tập thể cho đến chết rồi vứt xác xuống đầm. 
Vụ án đang trong giai đoạn điều tra và đã có 5 nghi can bị tạm giam, trong đó có Phạm Đăng Hậu.


Theo Phương Thảo- phapluatxahoi.vn

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN - www.luatsutoancau.com