Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tội phạm lộng hành    Khó đình công hợp pháp    Luật sư luận mức án các bị can trong vụ bầu Kiên    Làm thế nào để tránh oan sai?    Chính sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 04/2015    Thủ tướng nói gì khi đạo đức xã hội ngày càng suy thoái?   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 2
Những bài báo viết về thơ của thi sĩ Bùi Văn Cang

BÁO QUẢNG NGÃI số Chủ nhật, ngày 28-5-2013

||> TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

BÙI VĂN CANG VÀ “CHÚT HƯƠNG CỐ XỨ”

 TRẦM THỤY DU

 

Bùi Văn Cang vừa trình làng tập thơ thứ hai mang tựa đề Chút hương cố xứ, sau tập Bóng thời gian do NXB Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2007. Anh được kết nạp hội viên Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi từ rất sớm. Làm thơ từ trước 1975, khi còn là một cậu học sinh trung học Trần Quốc Tuấn. Bùi Văn Cang được bạn bè thương quý bởi khí chất hào sảng và khiêm cung với bằng hữu, trải hết mình trong thi ca với một giọng điệu hoài cổ lãng đãng. Anh để lại dấu ấn trong lòng thi hữu và những người yêu thơ quê nhà bởi cách dùng từ và nhạc điệu thơ rất riêng, không lẫn vào đâu được. Tôi đã từng sống với anh cả một thời cắp sách với những sẻ chia về niềm vui nỗi buồn trên bục giảng và cả ngoài cửa lớp. Anh đã hoài niệm những ngày tháng đó qua một khúc sông Trà với những lần trốn học cùng bạn bè vẫy vùng trong sông nước quê nhà: “Con nước kia dù mãi mãi ra đi/ Còn để lại cảm hoài nơi bến vắng/ Còn đọng lại giữa hai bờ mưa nắng/ Mắt sông xưa soi óng ánh thời gian” (Khoảnh khắc Sông Trà thu thơ ấu).

Dòng sông cứ thao thức trong thơ Bùi Văn Cang như nỗi ám ảnh của dòng đời cuộn chảy, anh chiêm nghiệm về lẽ biến dịch của cuộc đời như bến vắng chiều hôm. Trên dòng sông mê đắm ấy cuồn cuộn những tâm sự khôn nguôi của một người luôn nặng nợ áo cơm: “Và chợt thấy dòng sông chảy xiết/ Phải do ta đỗ lại ven bờ?/ Hay do sông điệp trùng tâm sự?/ Sóng cuộn qua ngàn lau xác xơ” (Cơn mộng buổi về). Bùi Văn Cang không hay rượu nhưng thi thoảng gặp bạn bè cao hứng nâng lên, đặt xuống anh cũng uống thật lòng.“Thuở xưa hiền sĩ còn như vậy/ Thì huống hồ ta, kẻ bất tài” : “Một ly, một ly, rồi một ly/ Sương khói bay mờ nét cổ thi/ Cả bốn phương trời đều lặng gió/ Cớ sao hồn dợn sóng tứ bề” (Uống rượu tưởng người xưa). Bùi Văn Cang có những câu thơ rất thực, rất cảm động về người mẹ nghèo kính yêu của anh. Một người phụ nữ quanh năm suốt tháng với đôi quang gánh trên vai, lam lũ nuôi cả đàn con nhỏ lớn khôn. Viết về người cha khốn khổ sớm lìa bỏ cõi đời để lại cõi trần gian người vợ gầy và một đàn con thơ dại: “Quên sao được những canh trường/ Đêm đông mẹ thức bên giường con đau/ Vậy mà mờ sáng hôm sau/ Vai gầy gồng gánh dãi dầu dặm xa”. Và “Rồi cha như nước lìa nguồn/ Như mây bỏ núi lên đường viễn du/ Hồn cha về cõi thiên thu/ Mẹ thêm cơ cực cho vừa héo hon” (Cuộc đời mẹ).

Dẫu trải qua nhiều gian lao, khốn khó nhưng Bùi Văn Cang vẫn đặt trọn niềm tin vào cuộc đời. Anh tin vào tương lai tươi sáng và trao truyền niềm tin ấy cho con cái để đi tiếp con đường vạn dặm ngày mai: “Rồi lúc gần nhau đời lận đận/ Áo cơm làm trĩu gánh tâm hồn/ Nhưng ba mẹ vẫn không chùn bước/ Vẫn giữ một niềm tin sắc son” (Lời cho con, mai sau).

Đọc Chút hương cố xứta hiểu thêm về Bùi Văn Cang trên dặm dài nẻo đời và yêu thêm một con người đã sống trọn vẹn với thơ.

*****

 

TẠP CHÍ SÔNG TRÀ số 48 - Số Tất niên và Chúc mừng năm mới 2014

 

BÙI VĂN CANG - MỘT DÁNG THƠ XƯA

(Hồi âm tập thơ CHÚT HƯƠNG CỐ XỨ - Hội VHNT Quảng Ngãi, 2013)

NGUYỄN TẤN HUY

 

Hẳn không phải ngẫu nhiên mà Bùi Văn Cang chọn bài Dáng thơ xưa mở đầu cho tập thơ Chút hương cố xứ của mình, như một lời ngỏ, một kiểu đề từ. Cái dáng xưa ấy là lựa chọn của thơ anh, là cái tạng của anh, và hình như cũng là chính anh nữa: nhu mì mà rắn rỏi, hiền hòa mà cá tính, lặng thầm mà ghi dấu!

Trong Chút hương cố xứ, Bùi Văn Cang dắt ta lang thang trong Cơn mộng buổi về, gặp một Vầng trăng ảo diệu dẫu đã Qua mùa cuồng mê, cảm cái Hồn chiều vạn thuở của Mùa đông viễn xứ, say từ Buổi vàng sơ ngộ đến lúc Mặc khải một mình ngồi đếm Chuỗi hạt điêu linh, để biết thế nào là Khúc ly ca lạnh màu thu đông… Anh đặt tên cho những đứa con tinh thần của mình như thế. Không phải anh làm dáng cho ra vẻ xưa hay sùng cổ, mà đấy là tâm thức của anh. Từ cách dùng từ: nước mắt rơi là ngọc biếc, giọt mưa trời là hạt châu, gặp là sơ ngộ mà lìa là vĩnh ly, còn phiêu linh là chốn mơ hồ vô định…đến thi ảnh, tâm cảnh đều đầy những: vẻ mang mang, niềm phế tích, nỗi hư không; những: lửa hư linh, ngời thánh mộng, niềm hoang liêu, chiều thái cổ; và cả những: cõi thiên thu, sầu viễn xứ, hồn quan tái…nữa. Tất cả đưa người đọc lạc vào chốn xưa xa lơ lắc nào. Chốn ấy, như đã thưa trước trong khúc dạo đầu, là xứ không mùa, xứ của những gì đã trở thành bất tử! Nhờ thế mà thơ Bùi Văn Cang đã kết nối với cổ điển, nhân mãi lên trong suy tư người đọc qua trùng trùng liên tưởng.

Người thơ như thế thì thơ tất phải ăm ắp trăng, hoa và rượu. Trong lời tựa Thơ và hạnh phúc, nhà phê bình Nguyễn Huyền Thạch đã biệt loại ra bao nhiêu là tính-thể-trăng của thơ Bùi Văn Cang. Trăng nhiều, hoa cũng lắm, hoa nở linh hồn hơn là phô màu hình xác. Bùi Văn Cang có cái nhìn riêng về hoa, như hoa mai tứ quý chẳng hạn: không phải là mai nở bốn mùa mà là bốn mùa về hội trên cây: nụ đỏ màu máu hạ, cánh hoa vàng thu phơi, lá như mắt xuân cười, còn thân cành xám mảnh trời mây đông! Đó là nhìn mà ngẫm, ngẫu hứng mà trầm tư, yêu say mà xót đau.

Và rượu nữa. Uống  khi mừng bạn có nhà mới. Uống khi một mình ngồi nhớ người xưa. Uống say có lúc thấy mình như sim, mua “cười buồn…bên khe núi”, có lúc “tay quăng chén rượu cười bi tráng”. Cũng có lúc vào quán một mình, rưới rượu lên chỗ ngồi quen thuộc của người bạn đã khuất: “Quán xưa rượu rưới vài ly/ Chút lòng tưởng bạn góc kia còn ngồi(Dâng nén tâm hương).

                            Đời anh sợ biệt li: “Uống cạn biệt ly         

                                                        Còn ghê hơn cái chết” (Chuỗi hạt điêu linh

                            Vậy mà thơ anh là cả một cõi hồn lưu lạc:

                                                     “Phận người - chiếc lá qua trùng biển

                                                      Chỉ dám đi, không dám hẹn về

                                                                                     (Nỗi lòng đất mẹ)

                         Không về được không chỉ bởi xa xăm “mờ mịt trời quê khuất nẻo về” mà còn do tuyệt lộ “Trần gian ơi còn mấy nẻo đi về”. Nhất là làm sao về lại được với ngày xưa:

                                                “Người lữ khách đi hoài không trở lại

                                                 Một lần nao bến cũ tuổi thơ vàng”

                                                                              (Những đêm mê, tỉnh xứ người)

                           Trên những nẻo đường lang bạt, chàng thi sĩ có trái tim hình “búp tình si” này đã từng bị “ nét mi dài chém suốt đời tôi”; đã từng được:

Tóc xõa bóng đêm dài số mệnh

                                                 Quấn chặt tôi mềm mại đến vô cùng

                                                                                     (Khúc ly ca lạnh màu thu đông)     

                           Nhưng bị hay được gì thì cuối cùng cũng trở về với nỗi cô đơn bản thể: “Tôi chờ tôi rụng hết hình bóng em” (Mùa đông viễn xứ).

                            Anh nhờ cậy đến thơ, nhưng thơ cũng bất lực:

Riêng hồn em có một góc thâm u

 Thơ dẫu rọi ngàn năm chẳng thấu

                  (Khúc tình buồn giữa trời và vực)

                          Và dẫu biết mình đang “ bao ngày đuổi bắt bóng hư vô” thì anh vẫn nhờ thơ “Dắt ta trôi giữa đôi bờ tử sinh”. Và anh đã có những vần thơ thật đẹp:

Nhìn vạt nắng úa màu thu chín

 Thương ngàn lau hiu hắt bên sông

                   (Khúc ly ca lạnh màu thu đông)

                            Cả khi mộng ước không tròn, nỗi buồn của anh vẫn vô ngần trong trẻo:

Giấu chi mấy giọt trăng tà

 Khi mùa thu đã ngút xa bên trời

 Mơ gì mây trắng ngàn khơi

 Khi hồn đã hứng tơi bời xác hoa

                              (Mai kia khi mai một)

                         Làm thơ, Bùi Văn Cang ví như ném một viên sỏi nhỏ vào biển thế gian, mong tìm thấy vài vòng sóng nhỏ. Không có sóng hồi âm, lòng dội lên nỗi buồn thất vọng. Kẻ hậu sinh viết bài này bắt chước nhà thơ Xuân Sách dựng “Chân dung nhà văn”, dùng chính những câu chữ của Bùi Văn Cang để ghép vần hồi âm cho anh:

     Dáng thơ xưa, bóng gió mưa

Vầng trăng ảo diệu qua mùa cuồng mê

     Dẫu tan cơn mộng buổi về

Giấc mơ còn đó bên lề xuân thu…                       

   Quảng Ngãi, 18.11.2013

                           NGUYỄN TẤN HUY

                     *****

 

TẠP CHÍ VĂN NGHỆ : NÚI ẤN SÔNG TRÀ.NET

 

·       Tác giả :                                             BÙI VĂN CANG

           

                    SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ:

 

-       Tên thật cũng là bút hiệu.

-      Sinh năm 1955 tại Chánh Lộ - Quảng Ngãi. Hiện cư ngụ tại phường Nghĩa Chánh – thành phố Quảng Ngãi.

-       Bắt đầu làm thơ từ năm 1971 khi còn là học sinh Trung học Phổ thông.

            -       Hiện công tác: Trường THPT Trần Quốc Tuấn.

            -       Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Ngãi.

-       Đã xuất bản:

·  thi tập “Bóng Thời Gian – NXB Văn Hóa Sài Gòn 2007.

·  thi tập “Chút hương cố xứ”  – Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Ngãi 2013.

 

*****

TÁC GIẢ – TÁC PHẨM :

THI NHÂN VIỆT NAM xin trân trọng giới thiệu đến các bạn bài viết của Tiến Sĩ MAI BÁ ẤN đăng trên Tạp Chí Văn nghệ SÔNG TRÀ số 51/2014 – Số Kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi 1.7.1989- 1.7.2014) về NHÀ THƠ BÙI VĂN CANG.

Trang Thơ BÙI VĂN CANG:
(Tiến Sĩ MAI BÁ ẤN)  

Nhà thơ Bùi Văn Cang
Sinh ngày 12/12/1955
* Hội viên Hội VHNT tỉnh Quảng Ngãi

Lãng đãng một không gian hoài cổ với sự xuất hiện của khá nhiều từ Hán – Việt và những cụm – từ – hoài – niệm (cảm hoài, bến vắng, mắt sông xưa, lầu xưa, điêu tàn, sử lịch, ngời vang bi hùng, tan hợp núi sông, muôn trùng sóng mây, mây xám hắt hiu, ngàn tuôn, ngọn triều lô xô, mênh mang nước cuốn, bình nguyên,…); hiện thực cuộc sống trong thơ Bùi Văn Cang ẩn hiện mơ hồ trong khói sương ký ức dù hiện thực đó là của quá khứ hoặc của hôm nay. Quá khứ – đó là hình ảnh con sông Trà quê hương thời thơ ấu: Con nước kia dù mãi mãi ra đi/ Còn để lại cảm hoài nơi bến vắng/ Còn đọng lại giữa hai bờ mưa nắng/ Mắt sông xưa soi óng ánh thời gian, là không gian Đường thi với những: Lầu xưa ngả bóng điêu tàn/ Xuống dòng sử lịch ngời vang bi hùng/ Điệu cười tan hợp núi sông/ Như còn vọng suốt muôn trùng sóng mây… Hiện tại – là những con lũ dữ miền Trung với: Một trời mây xám hắt hiu/ Ngàn tuôn cơn giận ngọn triều lô xô/ Mênh mang nước cuốn không bờ/ Bình nguyên ngập giữa nỗi ngờ biển khơi… Thơ Bùi Văn Cang rất dễ nhận diện, chỉ cần đọc qua tên hai tập thơ đã xuất bản: Bóng thời gian (2007) và Chút hương cố xứ (2013) đã nhận ra cái riêng của thơ anh. “Cố xứ” là nơi niềm hoài cổ, “thời gian” là cái dòng trôi của cuộc nhân sinh. Quá khứ đã qua chỉ còn đọng lại “mùi hương” – thành: “Chút hương cố xứ”, cái thời gian đã trôi đi chỉ còn lưu lại “bóng” – thành: “Bóng thời gian”; cho nên, đọc thơ Bùi Văn Cang, người đọc dễ bị cuốn vào tâm trạng ngùi ngùi nuối tiếc về những cái đã qua và ngập thắng cảnh sắc cùng chiều sâu của những giá trị văn hóa quá khứ. Gọi thơ Bùi Văn Cang là giọng thơ hoài cổ qua bóng thời gian trôi…là vì thế!

Làm thơ từ khi còn cắp sách phổ thông, xuất hiện cùng thời với những Trầm Thụy Du, Lý Văn Hiền…, dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, từ ấy đến nay, anh vẫn chung thủy cùng thơ. Quý trọng và tôn thờ thơ ca, Bùi Văn Cang quan niệm: về nội dung và sứ mệnh, thơ ca phải gắn bó với cuộc đời: Khi thơ ra đời nhập dòng sống hành tinh/ Biển đã có ngàn tay vươn sâu vào đất; về hình thức, “áo thơ” phải được dệt bằng “gấm quý” và thơ hay chỉ xuất hiện vào những phút giây diệu huyền của những cơn “thánh mộng” bất ngờ: Bao đêm thao thức, lòng mê mải/ Ngóng đợi vầng trăng biếc hiện về/ Rồi có một khuya ngời thánh mộng/ Bỗng thành gấm quý, áo thơ kia!. Thơ dài của Bùi Văn Cang giàu xúc cảm nên thường dàn trải, tôi yêu nhất, và có lẽ đọng lại nhất, là những bài tứ tuyệt của Bùi Văn Cang. Tạp chí Sông Trà xin giới thiệu Trang thơ Bùi Văn Cang cùng bạn đọc xa gần (Tiến sĩ Mai Bá Ấn).

 KHUYA ĐỌC THƠ LÝ BẠCH, ĐỖ PHỦ
thơ Bùi Văn Cang

Niềm thu hiu hắt ven trời

Lặng nghe xa vắng lời ai dặm trường.
 

Lầu xưa ngả bóng điêu tàn

Xuống dòng sử lịch ngời vang bi hùng

Điệu cười tan hợp núi sông

Như còn vọng suốt muôn trùng sóng mây.
 

Cuốc kêu ứa máu đêm dài

Người phiêu bạt, kẻ đọa đày mấy phương

Nổi chìm theo cuộc tang thương

Lao đao qua lắm chặng đường trần ai.
 

Hồn trăng vỡ buổi triều đầy

Hóa ngàn mắt rọi sâu dày thế gian

Mùa ly loạn, thuở huy hoàng

Ùa về trong giấc mộng tràn ánh tơ.
 

Cõi nào đã hiện ra thơ?

Dắt ta trôi giữa đôi bờ tử sinh…
 

KHOẢNH KHẮC SÔNG TRÀ THU THƠ ẤU
thơ Bùi Văn Cang

Em đó ư! Mùa thu xanh ký ức

Cùng vầng trăng thời bé dại quay về
 

Con nước kia dù mãi mãi ra đi

Còn để lại cảm hoài nơi bến vắng
 

Còn đọng lại giữa hai bờ mưa nắng

Mắt sông xưa soi óng ánh thời gian
 

Và em chợt chìm tan vào cõi mộng

Hỡi mùa thu thơ ấu đẹp muôn vàn!
 


thơ Bùi Văn Cang

Một trời mây xám hắt hiu

Ngàn tuôn cơn giận ngọn triều lô xô

Mênh mang nước cuốn không bờ

Bình nguyên ngập giữa

                            nỗi ngờ biển khơi.

                           Tiến sĩ Mai Bá Ấn
(Bài đăng trên Tạp Chí Văn Nghệ SÔNG TRÀ số 51/2014 – Số Kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi 1.7.1989-1.7.2014)
Hiển thị bớt