Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2013    Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư    Chính sách Lao động - Tiền lương có hiệu lực từ tháng 02    Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 01/03/2015    Phạt báo chí: Phải công bằng    Ca tử hình bằng tiêm thuốc độc đầu tiên tại TP.HCM   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 1
Tiêu cực trong tư pháp: Công lý ‘đội nón’ ra đi

(www.luatsutoancau.com)

Tiêu cực trong tư pháp: Công lý ‘đội nón’ ra đi

ĐẶNG TRUNG - Thứ Năm, ngày 29/1/2015 - 06:00

 (PL)- Mục tiêu cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan tư pháp là làm trong sạch đội ngũ.

“Muốn ngăn chặn tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động tư pháp ở các ngành công an, viện kiểm sát, tòa án trước hết phải hạn chế tối đa tính quyền năng tùy nghi kể cả trong hình sự, dân sự. Cùng một hành vi tương tự nhưng mức hình phạt tù lại khác nhau. Quyền tùy nghi của thẩm phán rất lớn, cần quy định thu hẹp khung hình phạt để hạn chế tối đa tiêu cực…” - nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Tú phát biểu ở cuộc họp Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sáng 28-1 tại Hà Nội.

Để công lý không “đội nón” ra đi

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, ông Nguyễn Doãn Khánh, nhận định: Tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp chẳng khác nào công lý “đội nón” ra đi. Chống tiêu cực không chỉ ở nội bộ của các cơ quan mà cả ở mối quan hệ bên ngoài. Chúng ta phải hạn chế tối đa những kẽ hở trong hoạt động tư pháp để giảm thiểu đối tượng lách luật, len lỏi vào để hoạt động trục lợi. Không thể để tình trạng một vụ án mà khung hình phạt thấp nhất cũng đúng, mà cao nhất cũng đúng.

“Một trong những nguyên nhân không thể né tránh xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, chúng ta phải cải cách tiền lương, dưỡng liêm với phụ cấp trách nhiệm phải được thỏa đáng. Riêng về công tác cán bộ phải xây dựng chuẩn hóa phẩm chất, đạo đức và kinh nghiệm trong hoạt động tư pháp...” - ông Khánh đề nghị.

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh: Tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp chẳng khác nào công lý “đội nón” ra đi. Ảnh: đ.trung

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Trưởng ban Nội chính tỉnh Ninh Bình, cho rằng các vụ án xét xử công khai, minh bạch trước nhân dân, cơ quan giám sát thì xử đúng người, đúng tội hơn. Việc xử lý những tiêu cực trong hoạt động tư pháp kéo dài thời gian nhưng không xử lý rốt ráo hoặc có hình thức thỏa hiệp đùn đẩy sang cho cơ quan hành pháp. “Thời gian gần đây có một số sự việc cụ thể các cơ quan tư pháp đã cố ý làm sai lệch hồ sơ, kéo dài sự việc. Phải chăng ở đây xuất hiện lợi ích nhóm, thỏa thuận, thống nhất ngầm giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử. Theo tôi, không có chuyện một sự việc sai lệch mà các cơ quan tư pháp không phát hiện ra” - ông Sơn nhận định.

Ông Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho rằng cần xây dựng các đề án riêng với từng ngành công an, viện kiểm sát, tòa án trong việc chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Đặt mục tiêu trong việc cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan tư pháp là làm trong sạch đội ngũ.

Tiêu cực làm xói mòn niềm tin

Bà Lê Thị Thu Ba, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, cho rằng: Đến năm 2020, Việt Nam phải xây dựng nền tư pháp công bằng, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật.

“Tham nhũng, tiêu cực là nguy cơ của mỗi quốc gia, có thể diễn ra trong mọi lĩnh vực của Nhà nước. Theo thông lệ ở đâu có quyền lực thì ở đó có nguy cơ quyền lực bị tha hóa và xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Trong hoạt động tư pháp nếu tiêu cực, tham nhũng xảy ra thì làm ảnh hưởng xấu đến tính nghiêm minh của pháp luật và kỷ cương của Nhà nước.

Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực tham nhũng trong hoạt động tư pháp làm ảnh hưởng, xói mòn niềm tin của nhân dân. Các cơ quan tư pháp phải đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động tiêu cực đang len lỏi vào trong hoạt động tư pháp” - bà Thu Ba nhận định.

Tham nhũng ở “tầng cao” tinh vi hơn

Nếu một con người được rèn luyện có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh thì kể cả pháp luật không chặt chẽ thì người ta cũng không bao giờ tham nhũng. Khi người ta có một đồng thì muốn có hai đồng, chỉ có con người biết đủ thì nó mới đủ.

Khi ngườiđứng đầu lãnh đạo các ngành tư pháp mà vi phạm thì phải có cơ chế xử lý chẳng hạn như thanh tra, kiểm tra, xử lý hình sự… Chỉ có điều là khó hơn chống tham nhũng ở cấp dưới. Bởi vì cấp trên thường tinh vi hơn, hiểu luật, lách luật, bao che, bảo vệ và có các mối quan hệ…

LÊ THỊ THU BA, Phó Trưởng ban Thường trực
Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương

 

                                                                                                                                                                                                                           ĐẶNG TRUNG

                                                                                                                                                                                                                          Theo PLO.VN