Những quy định pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 11-2013    Các hình thức tử hình “ghê rợn” nhất trên thế giới    Tin tức Pháp luật trong ngày    Sửa đổi Hiệp định Vận chuyển hàng không Việt Nam - New Zealand    Khó đình công hợp pháp    Bị tăng án vì… cố tình mang thai để trốn pháp luật   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 2
Ai cũng có quyền tố giác tội phạm

(www.luatsutoancau.com)

Ai cũng có quyền tố giác tội phạm

Thứ hai 09/02/2015 06:40

 (PL)- Tại một hội nghị góp ý sửa đổi BLTTHS mới đây, nhiều ý kiến đã cho rằng luật cần phải mở rộng chủ thể tố giác tội phạm theo hướng quy định bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch...

Theo GS-TS-Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an), theo quy định của BLTTHS hiện hành thì chủ thể tố giác tội phạm (TGTP) là công dân. Tuy nhiên, trên thực tế TGTP không chỉ do công dân Việt Nam cung cấp mà còn do cá nhân là người nước ngoài, người không quốc tịch cung cấp trong các trường hợp họ bị xâm phạm tài sản, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe… trên lãnh thổ Việt Nam.

Không hạn chế bất cứ ai

Từ đó Thiếu tướng Ngọc Anh nhận xét nếu chỉ quy định những người là công dân Việt Nam mới có quyền TGTP là chưa đầy đủ. Trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, người nước ngoài, người không quốc tịch đến Việt Nam lao động, làm việc, học tập, công tác, du lịch… ngày càng nhiều thì cần phải mở rộng chủ thể TGTP theo hướng bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch.

Đề xuất của Thiếu tướng Ngọc Anh được nhiều chuyên gia pháp luật đồng tình. Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM nhận xét việc đưa vào luật các chủ thể TGTP mới là người nước ngoài, người không quốc tịch về các hành vi có dấu hiệu phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam là phù hợp. Một khi ghi nhận quyền tố giác của người nước ngoài, người không quốc tịch, luật cũng phải cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác...

Mở rộng cơ quan có thẩm quyền giải quyết TGTP

Một vấn đề khác, BLTTHS hiện hành quy định chỉ có cơ quan điều tra (CQĐT), VKS mới có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tin tố giác, tin báo về tội phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, cũng như kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Theo Thiếu tướng Ngọc Anh, để đảm bảo xử lý nhanh gọn, triệt để tin báo TGTP thì cần phải mở rộng chủ thể được giao thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và một số cơ quan khác của CAND, QĐND…

Ông phân tích: BLTTHS quy định các cơ quan trên có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu trước khi chuyển cho CQĐT chuyên trách. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ, lai lịch người phạm tội rõ ràng thì các cơ quan này còn có thẩm quyền như CQĐT chuyên trách. Để thực hiện được việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tiến hành các hoạt động điều tra thì các cơ quan này cũng phải tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong lĩnh vực quản lý của mình.

Thiếu tướng Ngọc Anh dẫn chứng: Chẳng hạn, bộ đội biên phòng nhận được đơn tố giác của công dân về việc con của họ bị một đối tượng dụ dỗ qua biên giới làm ăn, lao động nhưng sau đó bặt vô âm tín và gia đình nghi là đã bị lừa bán cho người nước ngoài. Trong trường hợp này thì đây được coi là tin báo TGTP cần được tiếp nhận, xác minh làm rõ. Mặc dù luật chưa có quy định về thẩm quyền giải quyết TGTP cho bộ đội biên phòng nhưng để đảm bảo an ninh, đảm bảo tính kịp thời thì trong trường hợp này bộ đội biên phòng vẫn phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin, sau đó ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền của mình.

Về vấn đề này, một kiểm sát viên VKSND TP Đà Nẵng cũng nhận xét: Điều 101 BLTTHS quy định công dân có thể TGTP với CQĐT, VKS, tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Nhưng Điều 103 BLTTHS lại không quy định thẩm quyền giải quyết TGTP cho các cơ quan, tổ chức khác mà chỉ bó hẹp trong phạm vi CQĐT, VKS là chưa ổn.

10 năm, tiếp nhận, giải quyết gần 850.000 tin TGTP

Theo thống kê, trong 10 năm thực hiện quy định của BLTTHS, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận, giải quyết gần 850.000 tin báo TGTP, khởi tố hơn 730.000 vụ án hình sự với hơn 1,1 triệu bị can. Tính riêng trong năm 2014, các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận 106.540 tin báo TGTP.

Trung bình mỗi năm lượng tin báo TGTP của người dân chiếm tỉ lệ 60% tổng số tin báo, tố giác về tội phạm mà các cơ quan có thẩm quyền nhận được (40% còn lại là do các cơ quan, tổ chức cung cấp, phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, người phạm tội tự thú và các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện).

 

DƯƠNG HẰNG

Theo báo pháp luật TP.HCM