Nghị định mới có hiệu lực từ 01/03/2015    Chính sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 04/2015    Thêm sân bay Phú Quốc được hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài    Cha Pháp khai sinh trước, mẹ Việt bó tay?    Vụ Cát Tường: Phân tích đau xót của bác sỹ pháp y    Ám ảnh đeo bám kẻ trốn tội khiến ông Chấn tù oan   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 1
Những cái bẫy chết người khi tìm giải chấp

www.luatsutoancau.com

Mất nhà do hợp đồng mua bán và đặt cọc : Một số khách hàng khi giải chấp bị ép làm hợp đồng tay là hợp đồng đặt cọc mua bán nhà và họ vẫn ký. Điều này vô cùng nguy hiểm vì việc ký hợp đồng và giao nhận tiền thật như vậy nếu có tranh chấp thì thiệt hại sẽ rơi vào phía chủ nhà.
 
Mất nhà do bị bán nợ cho Xã hội đen: Vay giải chấp bị trục trặc thời gian kéo dài sau đó bên Giải chấp đề nghị tìm cho chỗ vay ngoài, vay tư nhân lãi suất có thể thấp nhưng phải đi công chứng đặt cọc nhà, và thời hạn vay ngoài này cũng rất ngắn ( vài tháng ). Thực chất người cho vay sau và người cho vay trước là một. Họ làm cách đó để tính lãi toàn bộ của hợp đồng trước và để ghi nhận nợ toàn bộ vào hợp đồng vay sau. Lãi chồng vào gốc không ai chịu nổi hết. Rồi ăn phí dịch vụ đủ kiểu. Công chứng mua bán nhà trước sau cũng mất nhà
 
Mất nhà do công chứng ủy quyền: Khi giải chấp xong vì lý do gì đó không vay lại ngân hàng được. Bên đi vay ủy quyền cho bên Giải chấp vay giúp và họ vay cao hơn số tiền thực tế của mình cần nợ và bảo đảm bằng tài sản của mình
 
Ví dụ:
 
Nhà trị giá 2 tỷ
Giải chấp 100 tr
Ủy quyền công chứng cho người cho vay giải chấp. Người cho vay giải chấp đứng ủy quyền tự ý đứng vay 800 tr
Hàng tháng nghe lời người vay giải chấp chỉ cần đóng lãi 100 tr của mình, thậm chí không cần đóng lãi vay 100 tr ( người giải chấp đóng giúp luôn !!)
Nếu mọi việc êm đẹp thì năm này qua năm khác không có vấn đề. Nhưng người ủy quyền vay không đóng lãi hoặc thánh lý nợ đúng hạn thì trách nhiệm của chủ nhà là 800 tr vốn gốc và lãi phát sinh phải trả cho Ngân hàng
 
Lời khuyên:
 
Nếu không thực sự chắc chắn về khoản vay lại của mình vẫn nên để quá hạn và đóng lãi phạt ở ngân hàng sẽ rẻ hơn và an toàn hơn khi giải chấp bên ngoài. Việc giải chấp đảo nợ chỉ nên làm khi nắm thật chắc nhé hoặc cũng đang rất sẵn lòng bán nhà.