Trưởng phòng giao dịch ngân hàng “ôm” 17 tỉ đồng bỏ trốn    Chính sách Lao động - Tiền lương có hiệu lực từ tháng 02    Tập thơ Chút Hương Cố Xứ - Thi sĩ Bùi Văn Cang    Các văn bản Luật có hiệu lực thi hành trong năm 2013 và 2014    Luật sư luận mức án các bị can trong vụ bầu Kiên    Văn phòng Chủ tịch nước công bố 9 Luật và Pháp lệnh   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 2
Những cái chết được báo trước trong vụ cháy ở Hải Phòng

Vụ hỏa hoạn làm chết 13 người và 25 người bị bỏng nặng xảy ra tại xưởng may gia công giầy da của vợ chồng Bùi Thị Hiền (tên thường gọi là Hiên) và A Phong tại thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, Hải Phòng. Chỉ ít phút trước khi đám lửa bùng phát, chính chủ xưởng may này đã cảnh báo nhóm thợ hàn về nguy cơ hỏa hoạn hiển hiện trước mặt.

 

Hé lộ tình tiết tột cùng đau đớn tại vụ cháy ở Hài Phòng

Hiện trường đám cháy đã lấy đi 13 mạng người, trong đó có cả phụ nữ mang thai.

Trước đó, vợ chồng Hiền đã thuê lại nhà xưởng của hai vợ chồng Bùi Đức Lạng - Bùi Thị Sự. Để chống bão Nok-Ten, ngày 29/7, Lạng đã thuê Lê Văn Bảy và một người tên Ninh đến hàn lắp thanh thu lôi chống sét. Khoảng gần 15h ngày 29/7, Bảy và thợ phụ đã đem đồ đạc tới tiến hành hàn thanh thu lôi.

Thấy trong xưởng còn tới gần 50 công nhân đang làm việc, Hiền đã nói “Không thể hàn vào lúc này được, bên dưới còn bao công nhân đang làm việc”. Tuy nhiên, Bảy đã gạt phăng sự ngăn cản của Hiền và leo lên nóc nhà xưởng để hàn.

Bảy bảo: “Cứ yên tâm đi, không có chuyện gì xảy ra đâu mà lo. Có chuyện gì tao chịu hết”.

Sau khi leo lên nóc nhà xưởng, Bảy vừa chấm được vài mối hàn thì những xỉ hàn rơi xuống lớp xốp, nhựa chống nóng của nhà xưởng và lửa bắt đầu lan nhanh ra cả nhà xưởng. Nỗi kinh hoàng bắt đầu từ đây.

Khoảnh khắc sinh tử

 

Hé lộ tình tiết tột cùng đau đớn tại vụ cháy ở Hài Phòng

Nhà xưởng với chiều dài 30m nhưng không có bất cứ một cửa phụ nào, kể cả cửa thông gió. (Ảnh chụp từ phía sau nhà xưởng)

Hé lộ tình tiết tột cùng đau đớn tại vụ cháy ở Hài Phòng

Phía sau nhà xưởng không hề có cửa thoát hiểm.

Nhà xưởng này chỉ có duy nhất một cửa ra vào, không có cửa phụ. Nhà xưởng có chiều rộng chừng 4m, chiều sâu là 30m được xây dựng và quây kín bằng tôn sắt. Phía sau của nhà xưởng được gia cố bằng trụ sắt hàn rất chắc chắn và bắn tôn. Hai bên nhà xưởng là nhà dân nên không có bất cứ một cửa phụ nào được mở.

Tại Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng, nạn nhân Vũ Thị Bích Phượng (SN 1991, thôn Linh Xuyên, Tân Dân, An Lão) cho biết: “Chiều ngày hôm đó, khi mọi người đang làm việc thì lửa bắt đầu cháy trên mái nhà xưởng và rơi xuống nguyên liệu. Mọi người bắt đầu nháo nhác, la hét, xô đẩy chen lấn lẫn nhau để thoát ra ngoài.

Khi đó, em đang làm việc ở dây chuyền phía ngoài, cố gắng chạy nhanh ra ngoài. Tuy nhiên, khi vừa đứng dậy chạy được mấy bước thì bị mọi người xô lấn khiến em bị ngã. Vùng dậy chạy tiếp gần tới cửa thì chiếc bình ga nấu ăn ở phía cuối nhà xưởng phát nổ. Toàn thân em thấy nóng rát. Nhưng cũng may mà em cố và đã thoát được ra ngoài”.

 

Hé lộ tình tiết tột cùng đau đớn tại vụ cháy ở Hài Phòng

Vũ Thị Bích Phượng đang nằm điều trị tại BV Việt - Tiệp Hải Phòng

Nằm trên giường bệnh với thân hình băng trắng kín khắp cơ thể, Phượng đã khóc khi được biết có tới 13 người đồng nghiệp đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn này.

Bác sỹ Nguyễn Đức Thành – BS chuyên khoa 2, Chủ nhiệm khoa bỏng, cho biết: "Tối 29/7, Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng tiếp nhận 15 nạn nhân bỏng nặng, 9 nạn nhân nhẹ hơn thì được đưa vào cấp cứu tại BV Đa khoa Kiến An, 1 nạn nhân được đưa vào BV Đa Khoa An Lão.

Toàn bộ 15 bệnh nhân vào cấp cứu tại BV Việt - Tiệp trong tình trạng đau đớn, bỏng nặng, bỏng cháy diện rộng. Nạn nhân nào ít thì cũng phải 30% diện tích cơ thể, nhiều nhất là hơn 60% với nhiều cấp độ khác nhau. Người bỏng sâu cấp 2, người cấp 3, cấp 4, có trường hợp phải thở ô xi. Sau đó, nhiều gia đình đã xin được chuyển bệnh nhân lên Viện bỏng quốc gia và đã có 11 bệnh nhân ở BV Việt - Tiệp Hải Phòng được chuyển lên Hà Nội." - Ông Thành nói.

Bất lực nhìn 2 con bị thiêu sống

Trong số 13 nạn nhân của vụ hỏa hoạn này, có một gia đình có 2 người con bị lửa thiêu sống. Đó là trường hợp của gia đình vợ chồng ông Bùi Xuân Biên và bà Vũ Thị Dinh.

Không ai ở trong làng, ngoài xã đều không cảm thấy xót xa cho hoàn cảnh của gia đình ông bà. Bởi chủ xưởng sản xuất, gia công giầy da này chính là con gái lớn của ông bà. Hai đứa con Bùi Thị Yến (SN 1989, hiện là SV năm thứ 4 khoa Kế toán – Kiểm toán, ĐH Hải Phòng) và cậu con út Bùi Xuân Anh (vừa tốt nghiệp cấp 3 và đã thi đậu trường ĐH Hàng Hải với 17,5 điểm) đều là nạn nhân của vụ thảm họa ấy.

Giờ đây, hai đứa con của ông bà đã chết, người con gái còn lại và cậu con rể thì lại đang bị bắt, và phải đối mặt với án tù. Thêm vào đó, Hiền lại có một cậu con trai 3 tuổi và đang mang thai được 8 tháng.

Gió bão giật mạnh, rít lên từng hồi kèm theo những hạt mưa dầm dề khiến chúng tôi thấy nghẹn lòng. Tiếp chúng tôi, ông Bùi Xuân Diên cho biết, cậu con út của ông vừa nhận được giấy báo đỗ ĐH Hàng Hải buổi sáng, thì chiều cậu đã trở thành nạn nhân vụ cháy kinh hoàng.

Ông nhớ lại cái buổi chiều đầy kinh hoàng ấy. “Lúc ấy khoảng hơn 15h (ngày 29/7), vợ chồng tôi đang ở nhà thì có tiếng la hét từ phía dưới xưởng may của Hiên. Hai vợ chồng tôi chạy ra thì như chết đứng khi thấy lửa ngùn ngụt kèm theo khói đen và mùi khét lẹt. Bà nhà tôi đã không đứng nổi rồi ngã gục trước cửa nhà hàng xóm. Mọi người đã đưa bà nhà tôi vào trạm xá xã.”

Nói rồi ông Biên nấc nghẹn tự trách bản thân. “Lúc ấy tôi không còn biết gì nữa, chạy đi chạy lại cùng mọi người dập lửa và đưa những nạn nhân ra ngoài. Còn hai đứa con của tôi thì… lại chết cháy. Tôi tự trách mình vì đứng nhìn chúng trong đám lửa mà không thể làm gì để cứu chúng nó được”.

Ông Biên đang nói thì bỗng bà Dinh gào lên kêu khóc con, giọng ú ớ. Từ buổi chiều định mệnh ấy tới giờ, không biết bà đã bao lần ngất lịm đi vì thương khóc con.

Rồi ông Biên đứng dậy đi về phía đặt di ảnh của cô con gái vẫn chưa được về nhà vì Yến bị lửa thiêu đen, không nhận dạng được cùng hai nạn nhân khác. Bàn tay ông run run sờ lên di ảnh của con gái, nước mắt ông lã chã.

Ông Biên đưa chúng tôi xem tấm ảnh của cậu con trai chụp cùng bạn bè cậu ngày lớp 11 cùng tờ giấy báo trúng tuyển ĐH Hàng Hải mang tên Bùi Xuân Anh với tổng số điểm 17,5 và gọi con: “Con ơi, ước mơ của con đã thành hiện thực rồi đây. Vậy mà con đoản mệnh, các con bỏ bố mẹ ra đi thế này đây sao?...” Ông Biên đã khiến chúng tôi không thể cẩm nổi nước mắt.

 

Hé lộ tình tiết tột cùng đau đớn tại vụ cháy ở Hài Phòng

Ngày mà Bùi Xuân Anh (ngoài cùng bìa phải) nhận được giấy báo đỗ ĐH cũng là ngày cậu mãi mãi lìa cõi đời.

"Nó đã chạy thoát được ra ngoài rồi. Nhưng chưa thấy chị nó ra, nó lại chạy vào trong cứu chị nó. Vậy là cả hai chị em nó đều chết trong đám cháy. Chúng đã đi cả rồi" - ông Biên nói.

"Sau hỏa hoạn, gia đình cũng đành ngồi chờ chết"

Ngay đầu ngõ, cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là lá cờ hiếu đang phơi mình trong mưa bão, dưới nền trời xám xịt. Con ngõ nhỏ loanh quanh, cỏ dại mọc đầy đưa chúng tôi vào sâu bên trong, nơi “tọa lạc” của ngôi nhà của gia đình nạn nhân Lê Thị Hồng nằm ngay cạnh hai cái ao tù. Chắn bên ngoài lối vào nhà chị Hồng là chiếc xe tang vừa được chuyển về từ đám tang một nạn khác của vụ cháy, chỉ cách chừng hơn 100m.

Dưới tấm bạt thủng tứ tung, nước mưa lã chã rơi xuống, di ảnh của chị Hồng được đặt trên bàn thờ được lập vội.

Chị Lê Thị Hồng là lao động chính trong gia đình, ngày đêm lọ mọ kiếm tiền nuôi… hai người bệnh. Chồng chị là anh Dương Văn Chiên (SN 1963) mắc bệnh gan và mất sức lao động từ 6 năm nay, hằng tháng tiền thuốc điều trị bệnh cho anh cũng tốn bạc triệu.

Gia đình chị Hồng anh Chiên có hai cậu con trai, cậu lớn đã mất cách nay hơn một năm trời vì tai nạn giao thông. Còn cậu út năm nay đã 21 tuổi và cũng từng đó năm nằm một chỗ do căn bệnh bại liệt.

Như thường ngày, chị Hồng đi làm tại xưởng may giầy da của vợ chồng Hiên – Phong. Nhưng ngày 29/7 đó lại là ngày định mệnh với chị. Chị đã chết trong đám cháy kinh hoàng ấy. Chị ra đi, để lại gánh nặng lên đôi vai của người chồng đang mang trong mình trọng bệnh.

Trong ngôi nhà đơn sơ, rộng chưa đầy 30 m2, không ai có thể cầm lòng được khi chứng kiến cảnh nghèo khó đến tận cùng của gia đình này. Vỏn vẹn ngần ấy thôi, nó chứa một ban thờ với di ảnh của một thanh niên trẻ tuổi, một chiếc quan tài chiếm tới ba phần tư bề ngang của căn nhà. Và đằng sau chiếc tủ ọp ẹp là cậu con trai chị Lê đang nằm co quắp trên chiếc giường cũ kỹ.

Cậu nằm đó không hề hiểu chuyện gì đang xảy đến với gia đình cậu, trước mắt cậu chỉ là một chiếc quan tài và những người quấn trên đầu cái vành khăn trắng đang khóc gào thảm thiết mà thôi.

Phía bên ngoài hiên, anh Chiên với dáng người gày còm, khuôn mặt nhăn nheo, hốc hác đang ngồi trên chiếc ghế nhựa nhìn về phía ban thờ của người vợ xấu số. Mắt anh đỏ quạch.

Anh Lê Văn Hòa, anh trai của chị Hồng cho biết: “Chú Chiên không làm được việc gì đã 6 năm nay rồi. Cuối năm 2009, khi thằng lớn mất vì tai nạn giao thông đã khiến chú ấy trở nên suy sụp, bệnh ngày càng thêm nặng. Bởi gia đình chỉ mong thằng lớn có thể nhanh chóng đi làm phụ giúp mẹ nó kiếm tiền chạy chữa cho bố và lo cho em nó. Vậy mà nó đã vội ra đi” - anh Hòa nghẹn ngào.

Rót chén nước rồi anh Hòa tiếp, “từ hôm qua tới giờ, chú Chiên cứ như người mất hồn. Chỉ biết ngồi hết quay ra nhìn ảnh vợ lại quay vào nhìn chiếc áo quan trong nhà và thằng út. Không biết rồi đây, bố con chú sẽ sống thế nào đây?” - anh Hòa thở dài.

Nói về chị Hồng, anh Hòa cho biết, chị Hồng quanh năm đi làm thuê làm mướn, đi may giầy, ngày nghỉ thì tranh thủ đi làm thuê. “Ai mướn gì cô ấy cũng làm. Còn việc đồng áng thì cô ấy tranh thủ lúc nghỉ trưa, tối và những ngày nghỉ. Tuy nhiên cũng chỉ được phần nào vì còn phải về nhà chăm cho thằng út nằm bại một chỗ”.

Tiếp lời anh Hòa, bác Hải, bí thư chi bộ Đại Hoàng cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình anh Chiên là cực kỳ khó khăn trong số những gia đình nạn nhân trong vụ hỏa hoạn này. Chúng tôi cũng muốn mở một cuộc quyên góp để giúp đỡ phần nào cho chú Chiên và cậu con trai. Nhưng vì trong làng, ngoài xã có nhiều gia đình có tang quá. Thành ra quyên góp thì chắc cũng chẳng được bao nhiêu. Cái này, tôi mong là sẽ có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ, ủng hộ bố con cậu ấy”.

Khi được hỏi sau này sẽ tính ra sao cho cuộc sống của hai bố con? Anh Chiên nhìn ra phía ngoài cánh đồng mà rằng: “thân tôi thì mang bệnh, đã không làm được việc gì từ 6 năm nay. Có nhà tôi là lao động chính, giờ thì lại mất. Bố con tôi chẳng biết tính sao nữa. Chỉ còn biết ngồi đợi tới ngày chết thôi”.

 

Công an huyện An Lão cho biết, đến cuối ngày 30/7, xác của ba nạn nhân còn lại đã được xác định nhân thân và được đưa về các gia đình.

Cho đến nay, mỗi nạn nhân tử vong được hỗ trợ với tổng số tiền là 21 triệu đồng. Các nạn nhân bị thương trong vụ hỏa hoạn này cũng được cấp cứu và điều trị miễn phí đồng thời cũng được hỗ trợ về tiền mặt.