Từ ngày 10-10-2011, Luật sư khi tham gia phiên tòa phải mặc trang phục thống nhất    Kỳ 1: Những “Cá mập” bất động sản mắc cạn vì dự án “ma”    Người bị giam giữ được gặp thân nhân, luật sư    Nghiêm cấm ngân hàng che giấu nợ xấu    Ám ảnh đeo bám kẻ trốn tội khiến ông Chấn tù oan    Kỳ 1: Những “Cá mập” bất động sản mắc cạn vì dự án “ma”   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 1
LUẬT HÌNH SỰ - MỘT NGÀNH LUẬT QUAN TRỌNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM (Luật sư Bùi Trọng Hiển)

www.luatsutoancau.com

Luật Hình sự là một ngành luật độc lập và quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật về tội phạm và hình phạt, về mối quan hệ giữa tội phạm – hình phạt và các nguyên tắc xử lý khi có hành vi phạm tội xảy ra nhằm mục đích chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đồng thời thông qua hình phạt để răn đe, cải tạo, giáo dục, cảm hóa người phạm tội trở thành công dân lương thiện có ích cho xã hội, qua đó làm cho mọi công dân có ý thức tuân thủ pháp luật, tự làm chủ chính mình và làm chủ xã hội trong một nền pháp luật pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến.

Bộ Luật Hình sự 1999 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 – kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21-12-1999 và được Chủ tịch nước Trần Đức Lương thông qua vào ngày 04-01-2000 bằng Lệnh công bố số 01/2000/L - CTN.Bộ Luật Hình sự 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2000.

Bộ Luật Hình sự 1999 thay thế Bộ Luật Hình sự 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27-06-1985 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 28-12-1989, ngày 12-08-1991, ngày 22-12-1992, ngày 10-05-1997.

            Bộ luật Hình sự 1999 gồm có 02 Phần - 24 Chương – 344 Điều.

  1. Phần chung: quy định các điều khoản chung và cơ bản của Bộ Luật Hình sự.

             Chương I – Điều khoản cơ bản.

             Chương II – Hiệu lực của Bộ Luật Hình sự.

 Chương III – Tội phạm.

 Chương IV – Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự.

 Chương V – Hình phạt.  

 Chương VI – Các biện pháp tư pháp.

 Chương VII – Quyết định hình phạt.

 Chương VIII – Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

             Chương IX – Xóa Án tích.

             Chương X – Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội.

  1. Phần các tội phạm: quy định cụ thể các loại tội phạm như sau: Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 78 – Tội phản bội Tổ quốc đến Điều 92 – Hình phạt bổ sung).

            Chương XII – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (từ Điều 93 – Tội giết người đến Điều 122 – Tội vu khống).

            Chương XIII - các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân (Từ Điều 123 – Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật đến Điều 132 – Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo).

            Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu (từ Điều 133 – Tội cướp tài sản đến Điều 145 – Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản).

            Chương XV - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (từ Điều 146 - Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đến Điều 152 - Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng).

            Chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (từ Điều 153 - Tội buôn lậu đến Điều 181-Tội làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác).

            Chương XVII - Các tội phạm về môi trường (từ Điều 182 - Tội gây ô nhiễm không khí đến Điều 191 - Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên).

            Chương XVIII - Các tội phạm về ma túy (từ Điều 192 - Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy đến Điều 201 - Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác).

            Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (từ Điều 202 -Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đến Điều 256 - Tội mua dâm người chưa thành niên).

            Chương XX - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (từ Điều 257 - Tội chống người thi hành công vụ đến Điều 276 - Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy).

            Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ bao gồm:

-Các tội phạm về tham nhũng (từ Điều 278 - Tội tham ô tài sản đến Điều 284 - Tội giả mạo trong công tác).

-Các tội phạm về chức vụ (từ Điều 285 - Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến Điều 291 - Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi).

           Chương XXIII - Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (từ Điều 316 - Tội chống mệnh lệnh đến Điều 340 - Tội ngược đãi tù binh, hàng binh).

           Chương XXIV - Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm, chiến tranh (từ Điều 341 - Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược đến Điều 344 - Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê).

Nhìn chung, Bộ Luật Hình sự 1999 đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản và còn thiếu sót của Bộ Luật Hình sự 1985.

Tuy nhiên Bộ Luật Hình sự 1999 qua 10 năm thực hiện đã bộc lộ một số vấn đề cần sửa đổi để hoàn thiện hơn. Vì vậy ngày 19-06-2009, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 1999 và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Luật này vào ngày 26-09-2009.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010.

Dưới đây là toàn văn của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 1999:

 

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 5
SỐ 37/2009/QH12 NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2009

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10.

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật hình sự:

1. Bỏ hình phạt tử hình ở các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334.

Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334.

2. Sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số điều như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291;

b) Sửa đổi cụm từ “một triệu đồng” thành cụm từ “bốn triệu đồng” tại khoản 1 và bỏ từ “trên” tại điểm d khoản 2 Điều 140;

c) Sửa đổi cụm từ “năm triệu đồng” thành cụm từ “mười triệu đồng” tại khoản 1 Điều 141.

3. Khoản 5 Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội."

4. Tên Điều 84 được sửa đổi như sau:

“Điều 84. Tội khủng bố” được sửa đổi thành “Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

5. Điều 119 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 119. Tội mua bán người

1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:

a) Vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Đối với nhiều người;

g) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

6. Khoản 2 Điều 120 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với nhiều trẻ em;

đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

e) Để đưa ra nước ngoài;

g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

7. Khoản 1 Điều 160 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

8. Điều 161 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 161. Tội trốn thuế

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

9. Bổ sung Điều 164a như sau:

“Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Hoá đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

đ) Thu lợi bất chính lớn;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

10. Bổ sung Điều 164b như sau:

“Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

11. Bổ sung Điều 170a như sau:

“Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

12. Điều 171 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

13. Điều 174 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 174. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Đất có diện tích rất lớn hoặc có giá trị rất lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

14. Bổ sung Điều 181a như sau:

“Điều 181a. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

15. Bổ sung Điều 181b như sau:

“Điều 181b. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó thu lợi bất chính lớn, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

16. Bổ sung Điều 181c như sau:

“Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo;

b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

17. Điều 182 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

18. Bổ sung Điều 182a như sau:

“Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

19. Bổ sung Điều 182b như sau:

“Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường

1. Người nào vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường hoặc vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

20. Điều 185 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

1. Người nào lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hoá chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

21. Điều 190 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

22. Điều 191 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

1. Người nào vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

23. Bổ sung Điều 191a như sau:

“Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

1. Người nào cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

24. Điểm b khoản 2 Điều 202 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

25. Điều 224 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 224. Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số

1. Người nào cố ý phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng;

b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, c

 

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN - www.luatsutoancau.com

Các tin tức khác