Quyền im lặng không chỉ là không khai báo    Chính sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 04/2015    Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 01/02/2015    CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN    Bị tăng án vì… cố tình mang thai để trốn pháp luật    Cái thuế này là thuế chi chi?   
DANH MỤC PHÁP LUẬT

Luật Sư Toàn Cầu

Tư vấn Luật

Văn bản Luật

Tin tức Pháp luật

Pháp luật cười

L. hệ Luật sư

Thơ & Nhạc

Tuyển dụng

TIN TỨC PHÁP LUẬT MỚI
THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN
ÐC: 223 Đinh Bộ Lĩnh - P.26 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
ĐT: 0913.15.33.15 - 0913.748.948
Email: luatsutoancau@yahoo.com
luatsuhien007@gmail.com

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Khách trực tuyến : 1
LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH - BƯỚC TIẾN BỘ CỦA NỀN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Luật sư Bùi Trọng Hiển)

 www.luatsutoancau.com

Luật Tố tụng Hành chính 2010 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.

        Đây là một bước tiến bộ của nền hành chính Việt Nam khi lần đầu tiên, Luật Tố tụng Hành chính, sau bao năm chờ đợi cuối cùng cũng đã ra đời, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và sự đòi hỏi cấp thiết của nền Hành chính - Tư pháp, đáp ứng mong mỏi của các cơ quan hành chính - cơ quan pháp luật và nhất là sự mong mỏi người dân.

        Luật Tố tụng Hành chính 2010 (được Chủ tịch nước công bố ngày 07/12/2010 theo lệnh số 22/2010/L-CTN) gồm có 18 chương - 265 điều, qui định chi tiết về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng Hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án Hành chính, thi hành án Hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng Hành chính.

            Luật Tố tụng Hành chính 2010 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/05/1996, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung 1 số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 10/1998 và số 29/2006.

            Ngoài ra, Luật tố tụng Hành chính còn sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2003 như sau:

  1. Khoản 2 - Điều 136 của Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:  “2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ qui định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

  1. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết hoặc khởi kiện theo qui định của Luật Tố tụng Hành chính.

  2. Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện theo qui định của Luật Tố tụng Hành chính”.

       2.  Điều 138 của Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:  “Điều 138. Khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.

  1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại đối với Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

  2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo qui định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo qui định của Luật Tố tụng Hành chính”.

        Điểm tiến bộ của Luật Tố tụng Hành chính 2010 là Luật cho phép người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án Hành chính có quyền yêu cầu cơ quan Hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan – tổ chức đó bồi thường thiệt hại do đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của họ, theo qui định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và qui định pháp luật về tố tụng dân sự.

        Ngoài ra Luật Tố tụng Hành chính 2010 cũng có điểm tiến bộ khác khi cho phép đương sự được quyền lựa chọn: hoặc là khiếu nại tiếp theo đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường) để giải quyết, hoặc được quyền khởi kiện Hành chính thẳng đến Tòa án để giải quyết bằng vụ án hành chính ngay sau khi Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc không có 1 trong các loại giấy tờ qui định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai nhưng đương sự không đồng ý với việc giải quyết này; trong khi trước đây, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai không cho phép đương sự khởi kiện hành chính tại Tòa án sau khi có quyết định giải quyết lần đầu mà buộc các đương sự phải khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường để giải quyết tiếp theo và các quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng.

        Nhìn chung, Luật Tố Tụng Hành chính 2010 có những điểm mới và tiến bộ hơn so với các văn bản Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây đã có những tồn tại bất hợp lý, chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau làm hao tốn nhiều thời gian công sức của đương sự và của các cơ quan hành chính, tố tụng hành chính…

           Luật tố tụng hành chính 2010 đã giải quyết được những vấn đề cơ bản nêu trên.

                                                                                                                                                                          Luật sư Bùi Trọng Hiển

CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN - www.luatsutoancau.com

 

 

 

 

 

Các tin tức khác