Sáng 16/12, TAND TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thi hành án tử hình đối với phạm nhân Trần Quốc Tuấn (SN 1977, ngụ quận 8, TP.HCM) về tội hiếp dâm, giết người, cướp tài sản.
Đây là phạm nhân đầu tiên tại TP.HCM bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Địa điểm thi hành án là một trại tạm giam thuộc Công an TP.HCM nhưng có trụ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Quy trình tiêm “thuốc độc” cho tử tù ở Việt Nam?
Được biết Trần Quốc Tuấn có nguyện vọng viết thư cho gia đình, xin được hút điếu thuốc và uống ly cà phê trước khi lên ghế tiêm thuốc độc.
Trước đó, ngày 6/8, Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi, ở Mê Linh, Phú Thọ) là tử đầu tiên bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc. Theo đó, sáng 6/8, tử tù Nguyễn Anh Tuấn được đưa vào nơi thi hành án tử hình tại Trại giam Công an Hà Nội. Tử tù này đã được tiêm đầy đủ 3 mũi thuốc độc gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim.
Cũng trong ngày 6/8, cơ quan thi hành án hình sự của 63 tỉnh thành trên cả nước đã có mặt tại Hà Nội để chứng kiến và rút kinh nghiệm về quy trình tiêm thuốc độc cho tử tù.
Trong tháng 10, cơ quan thi hành án đã tiến hành thêm 2 trường hợp ở Sơn La và Hải Phòng bằng hình thức tử hình mới này.
Báo cáo trước Quốc hội ngày 28/10, bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết sau trường hợp đầu tiên thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ngày 6/8/2013 đến nay có thêm 2 trường hợp khác bị thi hành án bằng hình thức này, hiện còn tồn đọng 684 án tử hình.
Về quy trình thi hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc, theo quy định tại Nghị định 47/2013 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011), thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
Sau đó, cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng) và xác định tĩnh mạch để chuẩn bị tiêm. Trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì cán bộ thi hành án báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch.
Những người thực hiện thi hành án không trực tiếp tiêm thuốc độc vào tay tử tội mà chỉ bấm nút tại các bàn điều khiển.
Theo các cán bộ thi hành án, ống truyền thuốc được gắn vào một thiết bị có nhiều nút bấm. Những cán bộ tiến hành thi hành án tử sẽ cùng lúc bấm vào những nút trên nhưng trong đó chỉ có một nút bấm có tác dụng tiêm thuốc cho tử tù. Điều này giúp cho những cán bộ thi hành án giảm được gánh nặng về tâm lý.
Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: thuốc dùng để gây mê; thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim. Một liều tiêm phải đủ 3 loại thuốc này.
Nhiều tử tù “nổi tiếng” chờ ngày bị tiêm thuốc độc
Cái tên đầu tiên được nhắc đến là tử tù Nguyễn Đức Nghĩa, giết người man rợ, nhân chính là người yêu cũ.
Ngoài tử từ Nghĩa, cái tên thứ 2 trong danh sách này là Đặng Trần Hoài (sinh năm 1986), kẻ nổi danh với vụ án hiếp chị và giết em ngày 29/7/2012, tại xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội.
Kẻ tử tù thứ 3 là Nguyễn Đức Tiềm (sinh năm 1978) ở Bắc Ninh, tên này bị tuyên án tử hình do đã gài mìn vào xe máy giết chết chị dâu đang có bầu là Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1982) cùng con gái là Nguyễn Khánh Vân (4 tuổi) vào ngày 1/12/2011.
Tử tù thứ 4 là tên Lưu Văn Thắng (sinh năm 1986) ở Hà Nội, kẻ nghịch tử này nghiện cờ bạc, lô đề nên bị nợ nần, khi xin tiền bố mẹ trả nợ không được đã giết chết chính bố mẹ đẻ của mình bằng những nhát dao vào đêm ngày 24/6/2012. Sau khi thực hiện tội ác xong, tên này bình thản về nhà ngủ.
Tên thứ 5 đang chờ ngày thi hành án là Lê Thanh Đại ở Hải Phòng. Tên này bị tuyên án tử hình do vào ngày 22/12/2012, sau khi quan hệ với chị Nguyễn Minh Tâm (Thái Bình) đã ra tay sát hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Không dừng lại ở đó, Đại còn giết cả bố mẹ nạn nhân bằng gậy gỗ ngay sau đó.
Theo Thanh Vy- Báo Đất Việt (tổng hợp)
CÔNG TY LUẬT BÙI TRỌNG HIỂN – www.luatsutoancau.com